Quy trình thực hiện Mão Răng - Phần 2: Mài cùi Răng
8 NẤC THANG ĐẾN MÃO RĂNG
Bạn đã set up xong bộ mũi khoan mài cùi phù hợp với mình (Phần 1: Set up bộ mũi khoan mài cùi răng). Giờ là lúc tiến hành giai đoạn quan trọng nhất của quy trình thực hiện Mão Răng - MÀI CÙI RĂNG.
Hãy cùng SSP đi theo "8 nấc thang" đến Mão Răng.
1. 8 nguyên tắc mài cùi răng chuẩn:
Một cùi răng bên cạnh yếu tố đẹp thì yếu tố ĐÚNG mới là QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU. Vậy một cùi răng thế nào mới là ĐÚNG?
- Lựa chọn hướng lắp
"MẤT HƯỚNG LẮP LÀ MẤT TẤT CẢ"
Hướng lắp phục hình là yếu tố đầu tiên cần xác định khi mài cùi răng. Vì hướng lắp sẽ định hướng cho KHÔNG GIAN MÃO RĂNG mà ta cần mài.
- Mão răng chỉ nên có duy nhất một hướng lắp.
- Nên cân nhắc hướng lắp mão răng theo các răng bên cạnh.
- Để bảo vệ không gian mão răng, hãy đảm bảo hướng lắp KHÔNG BỊ CẢN TRỞ
- Tiết kiệm mô răng
Điều quan trọng khi mài cùi răng đó là tiết kiệm mô răng. Tuy nhiên, khái niệm "tiết kiệm" không có nghĩa mài ít hay mài nhiều, mà đó là MÀI ĐỦ. Yếu tố quyết định mài đủ hay không chính là KHÔNG GIAN MÃO RĂNG.
- Lưu giữ và kháng lực
Đặt một phục hình vào môi trường miệng, một câu hỏi bạn luôn cần cân nhắc đó là "Phục hình đó có bị SÚT hay bị VỠ sau này không?". Lưu giữ và kháng lực là 2 thành tố quyết định nên sự vững ổn của phục hình. Một cùi răng có lưu giữ và kháng lực hay không, phụ thuộc vào HÌNH THÁI CÙI RĂNG.
- Toàn vẹn đường hoàn tất
Tính toàn vẹn đường hoàn tất cùi răng được cấu thành từ 3 yếu tố:
- ĐỘ DÀY đường hoàn tất
- VỊ TRÍ đường hoàn tất
- TRẠNG THÁI đường hoàn tất
Đường hoàn tất bờ vai hay bờ cong, trên hay dưới nướu, đường hoàn tất có bị hở, dư hay thiếu không...Tất cả những yếu tố này, dù rất nhỏ nhưng nếu được kiểm soát tốt, sẽ đóng một vai trò không nhỏ giúp cho mô nha chu quanh phục hình ổn định.
- Lựa chọn tay khoan
Lựa chọn tay khoan phù hợp cho từng vị trí răng tưởng chừng như đơn giản nhưng có rất nhiều ý nghĩa cho sự thành công của việc mài cùi răng trên lâm sàng.
- Với sự đa dạng các loại tay khoan, lựa chọn nào phù hợp cho vùng răng sau và răng trước? - GÓC ĐỘ TAY KHOAN
- Bạn có tự hỏi, tại sao góc gần-trong hoặc góc xa-trong của răng sau hàm dưới luôn gây khó khăn cho bạn khi mài cùi ? - GÓC ĐỘ MŨI KHOAN
- Những vùng lẹm khi mài cùi và vị trí của bác sỹ có liên quan với nhau ra sao ? - GÓC ĐỘ BÁC SỸ
- Lựa chọn mũi khoan
CHUẨN MŨI KHOAN - ĐÚNG QUY TRÌNH
Việc lựa chọn mũi khoan chính xác và phù hợp với quy trình mài cùi răng của bạn là bước đầu tiên tối ưu hoá và nâng cao hiệu suất mài cùi răng.
--> Tìm hiểu thêm về các set up bộ mũi khoan mài cùi
--> Nắm được những nguyên tắc mài cùi răng là KIM CHỈ NAM cho bạn trong mọi tình huống lâm sàng khi mài cùi.
2. 8 bước mài cùi răng toàn diện:
Mỗi bác sĩ đều có cho mình một quy trình các bước mài cùi răng khác nhau phù hợp với thực tế lâm sàng. Tuy nhiên, về cơ bản, mài cùi răng bao gồm các bước:
- Cắt kẽ
- Mài mặt nhai
- Mài mặt ngoài
- Mài mặt bên
- Mài mặt trong
- Tạo hình đường hoàn tất
- Tinh chỉnh các thành
- Bo tròn các góc
--> Chuẩn xác trong từng bước mài cùi không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp bạn kiểm soát và tuỳ biến công việc của mình dễ dàng.
3. 8 phút hoàn tất mài cùi răng:
Hãy nhớ lại bài viết trước (Phần 1: Set up bộ mũi khoan mài cùi răng), bộ mũi khoan đã được thiết lập theo từng bước của quy trình mài cùi. Tuân thủ từng bước theo quy trình là cách nhanh nhất để mài và hoàn thiện một cùi răng. Làm việc tuần tự theo quy trình, việc mài cùi răng trong vòng 8 phút hay thậm chí nhanh hơn là hoàn toàn trong tầm tay của bạn.
--> Tuân thủ theo quy trình là cách tốt nhất để mài cùi nhanh và đẹp. Nếu quy trình bạn chưa ổn, hãy cải thiện nó !!!
Tìm hiểu thêm về SSP Module II: CHINH PHỤC KHÔNG GIAN MÃO RĂNG tại link sau:
Đánh giá bài viết
Bạn có thể dành chút thời gian đánh giá bài viết này được không? Ý kiến của bạn sẽ giúp SSP mang lại những bài viết tốt hơn tới bạn.
Đánh giá: 3.1 - tổng số: 48 đánh giá
Những bài viết liên quan

PHỤC HỒI TOÀN SỨ: TẠI SAO BỊ BỂ?
Tất cả các phục hồi toàn sứ đều có thể vỡ, thậm chí là IPS e.max lithium disilicate, loại có độ bền uốn 400 mPa. Vậy lí do là gì?   Xem thêm

SỨ NHA KHOA - PHẦN III: LỰA CHỌN SỨ CHO MÃO RĂNG CHỊU LỰC, CẦN CẨU NHÀ CAO TẦNG
Khi quyết định đặt một phục hồi vào miệng, bất cứ nha sỹ nào cũng đều biết rằng: Chiếc cần cẩu mong manh này sẽ phải tải một lực rất lớn, theo mọi phương, với nhịp điệu bất thường. Nhưng bệnh nhân cần một phục hồi đáp ứng chức năng nhưng phải có màu giống răng! Vật liệu sứ chắc chắn là một chọn lựa tốt.   Xem thêm