LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÂY TÊ KHÔNG ĐAU
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÂY TÊ KHÔNG ĐAU
Trước đó, tôi có nghe vài người nói tại một buổi đào tạo liên tục rằng, “ Bệnh nhân chỉ cần biết ba điều như sau: Làm răng có đau hay không? Răng trông đẹp hay không? Nha sĩ có đối xử dễ chịu đối với tôi không??” Tất nhiên là có đôi chút sự thật trong câu nói này. Bệnh nhân không biết rằng đường hoàn tất của bạn hoàn hảo hay không cũng như liệu bạn có đặt họ vào trong tình trạng khớp cắn ổn định nhất có thể hay không. Nhưng nếu bạn làm cho họ giật nẩy lên khi bạn tiêm, chắc chắn rằng họ sẽ nhớ cái cảm giác tồi tệ đó.
Vì thế chúng ta có thể làm gì để giúp làm dễ chịu một trong những kỹ thuật khó chịu nhất trong hoạt động điều trị của chúng ta?
Thuốc tê bôi tại chỗ
Điều quan trọng là xác định thuốc tê tại chỗ. Có hai loại thuốc tê tại chỗ tôi hay sử dụng. Loại đầu tiên là Profound của hãng Steven's Pharmaceutical. Thuốc là hỗn hợp bao gồm prilocaine 10%, lidocaine 10% và tetracaine 4%. Thuốc ở hai dạng trung bình và lỏng. Dạng trung bình thì rất sệt và dạng lỏng thì chảy.
Loại thứ hai là The Best Topical Ever. Thuốc là hỗn hợp bao gồm lidocaine 10%, tetracaine 10%, prilocaine 2.5% và phenylephrine 2%. Cả hai loại thuốc tê bôi tại chỗ này dường như là hiệu quả thần kỳ; tuy nhiên, để làm cho điều thần kỳ này xảy ra cần phải làm nhiều hơn là chỉ đơn giản bôi nhiều thuốc.
Một trong những điều chủ chốt giúp cho thuốc tê tại chỗ hiệu quả là thổi khô nướu trước khi bôi tê. Việc thổi khô sẽ lấy đi nước bọt và những protein trong nước bọt, những yếu tố mà có thể hoạt động như hàng rào chặn thuốc trong bôi tê tại chỗ. Làm khô hoàn toàn vùng gây tê với gạc tiếp theo là bôi thuốc tê tại chỗ. Đặt thuốc tê bôi tại chỗ tại vị trí gây tê khoảng 30-60 giây hay cho đến khi mô có hình dạng gấp nếp nhăn nheo.
Điều này để bạn biết rằng thuốc tê bôi đã thấm vào mô bề mặt và tạo hiệu quả lên sợi thần kinh dưới biểu mô. Vào thời điểm này bạn có thể đưa kim sâu vào mô mà từ rất ít cho tới không có cảm giác đau. Nếu bạn gãi nhẹ lên mô khi đưa kim vào, điều này đánh lạc hướng bệnh nhân và giúp kích thích dây thần kinh vì thế bệnh nhân không nhận biết động tác thọc kim.
Có nhiều thiết bị, như Vibrajet dụng cụ mà giúp bạn lắc hay gãi nhẹ mô, nhưng về mặt cá nhân tự mình tôi có thể làm điều này.
Sau khi gây tê hoàn tất rửa sạch hoàn toàn thuốc tê bôi tại chỗ vì thuốc tê bôi tại chỗ có thể gây ra một số điểm tróc vẩy niêm mạc nếu lưu thuốc quá lâu.
Thuốc tê đệm
Thật là quan trọng để lưu ý rằng hầu hết cảm giác đau do gây tê không xuất phát từ kim; mà cảm giác đau đến từ việc tiêm thuốc tê vào mô bên dưới.
Độ pH của thuốc tê thì rất acid. Vì thế thực tế là chúng ta sẽ đặt một vài thứ tương tự như nước ép chanh vào dưới da bệnh nhân của chúng ta và tự hỏi tại sao bệnh nhân nhảy cẩn lên khi chúng ta làm điều đó. Câu hỏi thật sự là, điều gì chúng ta có thể làm để thay đổi cảm giác này? Câu trả lời là đệm thuốc tê bằng muối sodium bicarbonate.
Với thuốc tê đệm bạn có thể tăng độ pH lên mức trung tính hơn phù hợp hơn với độ pH tự nhiên của cơ thể người. Nhưng điều này có thể gây ra một chút cảm giác bỏng khi tiêm thuốc dưới da. Còn bây giờ bạn có thể làm điều này bằng sản phẩm được đóng gói sẵn như Onset từ Onpharma, hay bạn có thể tự làm điều này.
Onset là một cây viết định lượng cho phép bạn có thể đẩy một lượng bicarbonate mà bạn muốn hòa vào thuốc tê chứa trong ống thuốc tê chuẩn. Hiện tại hãng chỉ khuyến nghị sử dụng lidocaine, loại là .18cc đối với ống tiêu chuẩn. Mặt hạn chế của sử dụng Onset là chi phí cao - Chúng ta tốn khoảng 5 đô la cho mỗi lần tiêm.
Nếu bạn quyết định tự thực hiện việc đệm này, bạn sẽ cần xi lanh kéo Luer Lock, kim và dung dịch sodium bicarbonate. Tiến trình đơn giản là rút thuốc tê ra và thay thế bằng cùng lượng sodium bicarbonate. Khá là phiền, nhưng việc này sẽ tiết kiệm cho bạn một vài đô la mỗi lần tiêm; và khi bạn thực hành điều này nhiều như chúng tôi làm, bạn sẽ làm nhanh hơn.
Tuy nhiên, chỉ đệm dung dịch sẽ không làm mất cảm giác bỏng thuốc tê một cách hoàn toàn. Nguyên nhân khác của cảm giác bỏng là việc tích tụ dịch dưới bề mặt mô.
Nếu bạn tiêm quá nhanh mô không thể hấp thu kịp lượng dịch và điều này dẫn tới mô bị xé. Điều này gây tổn thương mô và gây đau cho bệnh nhân. Đây cũng là lý do tại sao bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái hơn sau điều trị tại vùng tiêm.
Biện pháp dễ nhất để phòng tránh việc này xảy ra là tiêm thật chậm. Có rất nhiều thiết bị điện tử hỗ trợ cho việc làm chậm lại quá trình tiêm. Những thiết bị này buộc chúng ta thao tác chậm rãi và nhẹ nhàng gây tê một cách nhẹ nhàng. Gây tê có thể được thực hiện không cần sự hỗ trợ của thiết bị, nhưng điều này cần sự kiên nhẫn.
Gây tê khẩu cái
Gây tê khẩu cái là một trong những quy trình khó khăn hơn. Không bác sĩ nào thích gây tê khẩu cái, và bệnh nhân chắc chắn không thích gây tê khẩu cái; nhưng gây tê khẩu cái lại là điều tồi tệ cần thiết. Vì thế, làm thế nào chúng ta gây tê khẩu cái càng dễ chịu càng tốt đây?
Thuốc tê bôi tại chỗ không hiệu quả tốt bởi vì ở vùng khẩu cái biểu mô sừng hóa dày hơn những vùng khác. Vì thế để mô không phản ứng đau với mũi chích đầu tiên có rất nhiều mẹo.
Việc áp đá nhanh sẽ làm tê bề mặt cho phép kim đâm vào gây ít hoặc không đau. Bạn có thể sử dụng chai xịt lạnh Endo Ice, nhưng chắc rằng thật cẩn thận không để quá lạnh đến mức gây tổn thương mô.
Khi mô bị tê do đá và bạn đâm kim vào, nhẹ nhàng bơm một tới hai giọt thuốc tê. Bạn nên chờ cho thuốc tê đủ thời gian để thấm vào. Điều này sẽ làm tê cả một vùng và cho phép bạn bơm nhiều thuốc tại chỗ hơn mà không gây đau. Nếu bạn vội trong bước này, mô bệnh nhân của bạn sẽ không tê và khi bạn bơm thuốc tê sẽ gây đau bởi áp lực mà bạn cần để đẩy thuốc tê vào.
Mô khẩu cái thì dán chặt vào xương bên dưới và như vậy sẽ có rất ít không gian cho thuốc tê. Bạn sẽ phải bơm một ít thuốc tê vào vùng này trước khi thử bơm nhiều hơn.
Một kỹ thuật khác có thể được sử dụng tốn thời gian hơn nhưng rất hiệu quả - đặc biệt là đối với bệnh nhân rất hay lo lắng hoặc trẻ em. Đầu tiên bạn bắt đầu với sự thẩm thấu. Cho phép thuốc tê tác dụng khoảng một phút hay nhiều hơn; điều này sẽ cho mô mềm vùng má đủ thời gian để trở nên mất cảm giác. Khi điều này xảy ra, bơm một ít thuốc tê tại chỗ ở gai nướu mặt ngoài. Bảo đảm rằng bơm đủ áp lực để bạn bắt đầu thấy sự thay đổi của mô trên gai nướu khẩu cái. Việc này sẽ khiến cho gai nướu khẩu cái trở nên tê. Khi gai nướu khẩu cái đã bị tê bạn có thể vừa luồn kim một cách chầm chậm từ gai nướu tới mô khẩu cái vừa bơm thêm thuốc tê tại chỗ dọc đường luồn này.
Tôi sử dụng cả hai kỹ thuật và ưa dùng kỹ thuật áp đá cho hầu hết mỗi lần gây tê. Điều này cho kết quả tốt mà không tốn nhiều thời gian để bơm và giới hạn số lần đâm kim không cần thiết. Kỹ thuật gây tê gai nướu rất tuyệt khi bạn cần tê nhiều hay cầm máu, bởi vì bạn sẽ chích epinephrine trực tiếp vào mô mềm tại rất nhiều khu vực.
Tác giả: Darin O’Bryan, D.D.S
Người dịch: Bs. Nguyễn Thị Mỹ Liên
Đánh giá bài viết
Bạn có thể dành chút thời gian đánh giá bài viết này được không? Ý kiến của bạn sẽ giúp SSP mang lại những bài viết tốt hơn tới bạn.
Đánh giá: 4.38 - tổng số: 8 đánh giá
Những bài viết liên quan

PHỤC HỒI TOÀN SỨ: TẠI SAO BỊ BỂ?
Tất cả các phục hồi toàn sứ đều có thể vỡ, thậm chí là IPS e.max lithium disilicate, loại có độ bền uốn 400 mPa. Vậy lí do là gì?   Xem thêm

SỨ NHA KHOA - PHẦN III: LỰA CHỌN SỨ CHO MÃO RĂNG CHỊU LỰC, CẦN CẨU NHÀ CAO TẦNG
Khi quyết định đặt một phục hồi vào miệng, bất cứ nha sỹ nào cũng đều biết rằng: Chiếc cần cẩu mong manh này sẽ phải tải một lực rất lớn, theo mọi phương, với nhịp điệu bất thường. Nhưng bệnh nhân cần một phục hồi đáp ứng chức năng nhưng phải có màu giống răng! Vật liệu sứ chắc chắn là một chọn lựa tốt.   Xem thêm