NHA SĨ HÃY LÀ MỘT NHÀ CUNG CẤP LỜI KHUYÊN
KHÁI QUÁT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG
Nha sĩ sẽ đảm bảo răng và nụ cười của bạn luôn ở tình trạng tốt nhất có thể. Nhưng chính các thói quen và hoạt động hàng ngày của bạn mới là thứ quyết định sức khỏe răng miệng của bạn. Dù bạn thường xuyên đi khám nha sĩ hay đã lâu chưa đến nha sĩ, có những cách chắc chắn để giữ gìn sức khỏe răng miệng.
CHÚ Ý TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU NƯỚU
Một dấu hiệu thường thấy mà cần đi khám nha sĩ là chảy máu nướu.
Bạn có thể thấy máu chảy khi ăn hoặc trên bàn chải. Đó là dấu hiệu bạn cần phải đi khám răng. Chảy máu lợi hay viêm nướu răng là các dấu hiệu miệng bạn đang bị viêm và là giai đoạn đầu tiên của bệnh mãn tính có tên là bệnh viêm nha chu. Nếu nướu (lợi) bạn đang bị chảy máu, bạn nên hẹn khám nha sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán nguyên nhân.
BỆNH NHA CHU CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH Ở VÙNG KHÁC
Sau một thời gian, viêm nướu răng và chảy máu lợi sẽ biến thành bệnh nha chu.
Chìa khóa để có nướu (lợi) khỏe mạnh là căn bệnh được chẩn đoán sớm. Viêm nướu răng có thể được chữa trị và đảo ngược. Nếu không được chẩn đoán, bệnh nha chu phát triển sẽ làm tụt nướu (lợi) hay thậm chí ăn mòn xương, hậu quả là răng sẽ bị lung lay. Chải răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày, và khám nha khoa định kỳ đúng thời hạn là cách phòng ngừa bệnh nha chu tốt nhất.
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT SỢ NHA SỸ
Để được chăm sóc răng miệng tốt nhất, bạn cần khám nha sĩ thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn không đi khám vì sợ nha sĩ, đừng lo, bạn không phải là người duy nhất đâu.
Sợ nha sĩ là một trong số những lý do phổ biến nhất khiến mọi người tránh xa phòng khám nha. Tuy nhiên, nó lại có hậu quả rất ghê gớm đến tình trạng răng miệng của bạn.
Bạn có thể không biết nhưng nha sĩ gặp những người như vậy mỗi ngày. Vì vậy, nha sĩ được huấn luyện rất kỹ trong việc giảm căng thẳng và giúp bệnh nhân nhận ra việc đến nha sĩ thực sự không đến nỗi tệ. Nếu bị sợ nha sĩ, bạn nên thông báo trước khi đến khám. Họ thường sẽ đặt cuộc hẹn tập trung vào việc thảo luận tại sao bạn sợ sự chăm sóc răng miệng của các chuyên gia. Các phòng khám nha hiện đại sẽ có các trang thiết bị mới nhất, vừa nhanh vừa không đau nên bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với sự thoải mái mà bạn nhận được khi đi khám răng miệng.
BIẾN VIỆC ĐI KHÁM THÀNH MỘT THÓI QUEN
Một kế hoạch chăm sóc răng miệng bao gồm việc đi khám răng và cạo vôi răng định kỳ là yếu tố quan trọng nhất để giữ sức khỏe răng miệng. Khám răng thường xuyên sẽ giúp ngừa sâu răng, bệnh nha chu, ung thư miệng và các căn bệnh răng miệng khác nữa.
Các căn bệnh thuộc lĩnh vực nha khoa rất dễ chữa nếu như được phát hiện sớm nên tốt nhất bạn không nên chờ tới khi có vấn đề rồi mới gặp nha sĩ. Tốt nhất là nên ngừa các vấn đề răng miệng từ trong trứng.
GIẢM ĂN ĐỒ NGỌT

LUÔN MANG THEO BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG
Chải răng 2 lần/ ngày để kiểm soát mảng bám răng và vi khuẩn trong miệng có thể gây sâu răng là một kiến thức bình thường. Mảng bám răng sẽ tích tụ trong răng trong 12 tiếng. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày cũng giúp loại bỏ mảng bám răng giữa các răng mà không thể chải được. Loại bỏ mảng bám răng cũng giúp phòng ngừa bệnh nha chu
HÔI MIỆNG CÓ THỂ LÀ DO HẬU QUẢ CỦA BỆNH NHA KHOA
Phần lớn người bị hôi miệng có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Chăm sóc răng miệng bao gồm để ý các dấu hiệu có thể liên quan đến các bệnh nặng hơn như hôi miệng. Nha sĩ của bạn sẽ hiểu. Họ được huấn luyện để làm quen với hôi miệng và thường sẽ giúp bạn giải quyết nó bằng cách xác định vấn đề nha khoa gây ra hôi miệng
ĐỪNG QUÊN DÙNG CHỈ NHA KHOA
Rất ít người dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn dính giữa 2 răng. 35% lượng mảng bám răng tích tụ giữa răng nên nếu không dùng chỉ nha khoa, mảng bám răng không được làm sạch có thể dẫn tới nguy cơ bị sâu răng và bệnh nha chu. Cả 2 đều bắt đầu ở giữa răng. Vậy nên tốt nhất bạn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày.
NẾU CÓ VẤN ĐỀ VỀ RĂNG, ĐỪNG CHỜ ĐỢI
Một trong những hiểu nhầm lớn nhất về nha khoa là việc mọi người nghĩ các vấn đề trên răng sẽ tự khỏi.
Thực tế thì phần lớn các vấn đề xảy ra trên miệng thường sẽ tệ hơn và có thể đến lúc nha sĩ không thể sửa chữa được nữa. Nhưng, nếu bạn nhận được kế hoạch điều trị, bạn nên biết là bất kỳ trì hoãn nào cũng có thể làm giảm khả năng điều trị do sự phát triển của căn bệnh. Ví dụ, sâu răng sẽ tiếp tục phát triển tới khi chúng chạm vào phần thần kinh trong răng, gây áp xe răng.
SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TỐT VỀ LÂU DÀI
Đánh giá bài viết
Bạn có thể dành chút thời gian đánh giá bài viết này được không? Ý kiến của bạn sẽ giúp SSP mang lại những bài viết tốt hơn tới bạn.
Đánh giá: 3.8 - tổng số: 5 đánh giá
Những bài viết liên quan

PHỤC HỒI TOÀN SỨ: TẠI SAO BỊ BỂ?
Tất cả các phục hồi toàn sứ đều có thể vỡ, thậm chí là IPS e.max lithium disilicate, loại có độ bền uốn 400 mPa. Vậy lí do là gì?   Xem thêm

SỨ NHA KHOA - PHẦN III: LỰA CHỌN SỨ CHO MÃO RĂNG CHỊU LỰC, CẦN CẨU NHÀ CAO TẦNG
Khi quyết định đặt một phục hồi vào miệng, bất cứ nha sỹ nào cũng đều biết rằng: Chiếc cần cẩu mong manh này sẽ phải tải một lực rất lớn, theo mọi phương, với nhịp điệu bất thường. Nhưng bệnh nhân cần một phục hồi đáp ứng chức năng nhưng phải có màu giống răng! Vật liệu sứ chắc chắn là một chọn lựa tốt.   Xem thêm