PHỤC HỒI TOÀN SỨ: TẠI SAO BỊ BỂ?
Phục Hồi Toàn Sứ:
Tại Sao Bị Bể?
Tất cả các phục hồi toàn sứ đều có thể vỡ, thậm chí là IPS e.max lithium disilicate, loại có độ bền uốn 400 mPa. Có hai lý do phổ biến nhất cho thất bại của phục hồi toàn sứ:
- Các vi nứt được tạo ra trong phục hồi toàn sứ tại thời điểm mài chỉnh khớp cắn. Sử dụng mũi khoan kim cương hoặc mũi đá quá thô hoặc ở tốc độ RPM quá cao, sẽ gây ra chấn thương quá mức, rung và nhiệt, là các yếu tố tạo ra các đường vi nứt. Phục hồi toàn sứ có thể vỡ ngay tại thời điểm chỉnh khớp hoặc đường nứt sẽ lan rộng theo thời gian, điều này cuối cùng sẽ gây ra các vết sứt mẻ hoặc thất bại thảm hại cho phục hồi.
- Khi phục hồi toàn sứ mỏng hơn khuyến nghị từ nhà sản xuất, có thể xảy ra nứt, mẻ hoặc gãy vỡ. Ivoclar khuyến cáo độ dày sau đây cần được duy trì để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ thất bại:
- Độ dày tối thiểu ở trũng giữa và đỉnh múi là 1.5mm cho Onlay và mão.
- Đường hoàn tất bờ vai 1.0mm với góc nội tròn cho mão răng.
Các lý do bổ sung cho sự thất bại của phục hồi toàn sứ:
- Các vi nứt được hình thành trong sứ tại thời điểm gia công do quá trình sản xuất, mài chỉnh, hoặc đánh bóng chưa đúng. Điều này có thể xảy ra tại labo hoặc trong quá trình tiện tại ghế nha
- Sự khít sát bên trong phục hồi không chính xác (giữa phục hồi và răng), có thể gây ra các điểm cộm mà tại đó áp lực trong quá trình thử hoặc gắn có thể gây chấn thương sứ. Các điểm cộm có thể hình thành bởi:
- Việc scanning/ lấy dấu không chính xác
- Việc mài chỉnh bờ phục hình không chính xác
- Quá trình tiện không chính xác
- Mài chỉnh sứ trong quá trình thử trên đai hoặc cùi răng
- Sự mài mòn vật liệu làm đai dẫn đến sự không khít sát của sứ trên răng.
- Tải lực nhai quá mức tại thời điểm thử phục hình để kiểm tra khớp cắn hoặc trong quá trình gắn cement.
Quý nha sỹ nên luôn luôn kiểm soát các phục hồi toàn sứ với sự cẩn trọng trong mỗi giai đoạn của tiến trình gia công, thử phục hình hoặc gắn. Kỹ thuật dùng để mài chỉnh và đánh bóng sẽ được thảo luận trong bài viết tiếp theo của tôi.
Được viết bởi Robert Winter vào ngày 02/10/2014.
Tìm hiểu thêm về khoá học SSP Module II - Chinh Phục Không Gian Mão Răng

Đánh giá bài viết
Bạn có thể dành chút thời gian đánh giá bài viết này được không? Ý kiến của bạn sẽ giúp SSP mang lại những bài viết tốt hơn tới bạn.
Đánh giá: 4 - tổng số: 19 đánh giá
Những bài viết liên quan

SỨ NHA KHOA - PHẦN III: LỰA CHỌN SỨ CHO MÃO RĂNG CHỊU LỰC, CẦN CẨU NHÀ CAO TẦNG
Khi quyết định đặt một phục hồi vào miệng, bất cứ nha sỹ nào cũng đều biết rằng: Chiếc cần cẩu mong manh này sẽ phải tải một lực rất lớn, theo mọi phương, với nhịp điệu bất thường. Nhưng bệnh nhân cần một phục hồi đáp ứng chức năng nhưng phải có màu giống răng! Vật liệu sứ chắc chắn là một chọn lựa tốt.   Xem thêm

SỨ NHA KHOA - PHẦN II: CHỌN SỨ THẨM MỸ, MÀN ĐU DÂY QUA SUỐI
Khi đứng trước một ca phục hình sứ, bất cứ nha sỹ nào cũng có cùng chung một suy nghĩ là làm thế nào cho thật đẹp mà bền. Đây chính là nghịch lý trớ trêu về mặt vật liệu, những vật liệu bền thì không đẹp và ngược lại. Vậy thì phải làm sao?   Xem thêm