SỨ CÓ ĐỘC GÂY VIÊM NƯỚU RĂNG - LỜI ĐỒN NHƯ ĐÙA
SỨ CÓ ĐỘC GÂY VIÊM NƯỚU RĂNG - LỜI ĐỒN NHƯ ĐÙA
Khẳng định: Sứ nha khoa không gây độc cho nướu.
VÌ SAO, SỨ NHA KHOA KHÔNG GÂY ĐỘC CHO NƯỚU?
Thành phần hoá học của sứ nha khoa đều có các nguyên tố hoá học thân quen với cơ thể người:
1. Feldspathic ceramic - KAlSi3O8 – NaAlSi3O8 – CaAl2Si2O8
2. Leucite Ceramic - KAlSi2O6
3. Lithium Disilicate Ceramic. Li2Si2O5
4. Sứ nhôm Corundum- Al2O3
5. Zirconia - ZrO2
Do đó, sứ nha khoa được xem là tương thích sinh học với cơ thể. (1)
VẬY TẠI SAO RĂNG SỨ HAY GÂY VIÊM NƯỚU
Có vài nguyên nhân gây viêm nướu sau khi làm răng sứ:
* Vệ sinh răng miệng không đúng cách
* Răng được mài quá sâu xuống nướu gây vi phạm khoảng sinh học của nướu
* Biến chứng từ loại bờ mão mỏng lưỡi dao (chuyên ngành nha khoa gọi là đường hoàn tất bờ xuôi)
NHỮNG BIẾN CHỨNG ĐÓ LÀ GÌ?
Theo Arnold Hodmann & Werner Hielscher: Bờ mão kiểu lưỡi dao (còn gọi là tiếp tuyến hay bờ xuôi) là có hại hơn loại bờ mão cong và bờ mão vuông (bờ vai) - Hình 1. (2)
Vì bờ mão mỏng rất khó chế tác chính xác.
Những lỗi có thể là:
1. Bờ mão quá dài đâm xuống nướu gây viêm nướu - Hình 2A
2. Bờ mão quá ngắn dễ gây tích tụ mảng bám gây sâu răng - Hình 2B
3. Bờ mão quá dày, quá dài, lấn sâu xuống nướu - Hình 2C
4. Bờ mão hở tích tụ mảng bám gây viêm nướu - Hình 2D
5. Bờ phình to và lấn sâu vào nướu, chèn ép hoạt động kháng khuẩn của khe nướu - Hình 2E
KẾT LUẬN
Có nhiều bằng chứng khoa học để kết luận:
* Sứ là vật liệu tương thích sinh học. (1)
* Trong 3 loại bờ mão cong, vuông và mỏng lưỡi dao thì loại lưỡi dao có nhiều biến chứng nhất. (2)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. James Zhijian Shen and Tomaž Kosmacˇ, 2014. Advanced Ceramics for Dentistry, First edition 2014. Elsevier Inc.
2. Arnold Hodmann & Werner Hielscher, 2016. Principles of Design and Fabircation in Prosthodontics. Quintessence Publising Co Inc.
Tìm hiểu thêm về khoá học SSP Module II - Chinh Phục Không Gian Mão Răng
Đánh giá bài viết
Bạn có thể dành chút thời gian đánh giá bài viết này được không? Ý kiến của bạn sẽ giúp SSP mang lại những bài viết tốt hơn tới bạn.
Đánh giá: 4.65 - tổng số: 17 đánh giá
Những bài viết liên quan

PHỤC HỒI TOÀN SỨ: TẠI SAO BỊ BỂ?
Tất cả các phục hồi toàn sứ đều có thể vỡ, thậm chí là IPS e.max lithium disilicate, loại có độ bền uốn 400 mPa. Vậy lí do là gì?   Xem thêm

SỨ NHA KHOA - PHẦN III: LỰA CHỌN SỨ CHO MÃO RĂNG CHỊU LỰC, CẦN CẨU NHÀ CAO TẦNG
Khi quyết định đặt một phục hồi vào miệng, bất cứ nha sỹ nào cũng đều biết rằng: Chiếc cần cẩu mong manh này sẽ phải tải một lực rất lớn, theo mọi phương, với nhịp điệu bất thường. Nhưng bệnh nhân cần một phục hồi đáp ứng chức năng nhưng phải có màu giống răng! Vật liệu sứ chắc chắn là một chọn lựa tốt.   Xem thêm